NÊN MỘT

+++

I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.

 

                   Chúng ta đọc : Mc 10,2-12.

                                         Ep 21-23.

          Ai cũng biết , Đức Giêsu đến không phải để phá bỏ lề luật Cưu ước, mà là để kiện tòan. Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe thuật truyện Đức Giêsu trình bầy quan điểm của Ngài về luật ly dị và đa thê của thời Maisen. Ngài khẳng định rằng :”Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, lòai người không được phân ly”(Mc 10,9).

 

          Những người biệt phái luôn theo sát Đức Giêsu mà tìm mọi cơ hội để bắt bẻ Ngài. Ở đây, họ đặt câu hỏi về luật ly dị để gài bẫy Ngài, câu hỏi đó là :”Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng”(Mc 10,1).

 

          - Nếu trả lời không được phép ly dị thì Đức Giêsu sẽ bị kết án  là người đi ngược với Maisen vì Maisen (Mt 24,1) cho phép người ta, khi người vợ làm điều ô nhục, viết tờ ly hôn với hai người làm chứng để ly dị vợ mình; đồng thời cũng gây mâu thuẫn với vua Antipas vì ông này đã ly dị vợ chính thức  để cưới lấy nàng Hêrôđia vợ của anh mình.

          - Nếu trả lời được phép ly dị thì Đức Giêsu sẽ bị  gán cho là người theo môn phái tựï do, lãng mạn, cho bất cứ lý do gì cũng là cớ ô nhục để ly dị , và như vậy là phá vỡ chương trình ban đầu của Thiên Chúa.

 

          Đức Giêsu đã thẳng thừng trả lời :”Chính vì sự cứng lòng của các ông mà Maisen đã viết ra điều luật đó”. Trả lời như vậy là Ngài muốn nêu ra tính tạm thời của luật Maisen : sở dĩ Maisen qui định việc ly dị như thế là vì sự bướng bỉnh cứng đầu và thiếu quảng đại của dân Do thái, khiến không thể qui định theo ý muốn của Thiên Chúa được, trong lúc chưa thể làm khác, thì ông phải cho phép làm thủ tục ly dị như vậy đó thôi.

 

          Đức Giêsu đã trưng ra hai câu Thánh Kinh để nói lên tính cách đơn hôn và vĩnh hôn của hôn nhân :

          Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người  nữ”(St 1,27) “Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ, để luyến ái vợ mình và cả hai người sẽ trở nên một huyết nhục”(St 2,24).

 

          Ý định của Thiên Chúa là sáng tạo một người nam và một người nữ, nhưng việc kết hợp với nhau để trở thành một huyết nhục là khế ước tình yêu giữa người nam và người nữ. Hiệu quả của khế ước này là sự trở nên làm một với nhau. Điều này chứng tỏ việc ly dị  là phủ nhận khế ước tình yêu giữa người nam và nữ, đồng thời cũng nói lên sự bất phục tùng ý định của Thiên Chúa. Và Đức Giêsu đã kết luận :”Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, lòai người không được phân ly”.

 

II. NÊN MỘT NHƯ THẾ NÀO.

 

          1. Cần có sự khác biệt.

 

          Muốn có sự kết hợp, cần phải có sự khác biệt. Sự khác biệt cần thiết cho sự kết hợp. Muốn có một bó hoa muôn mầu sắc, cần phải có những bông hoa khác nhau về mầu sắc, kiểu dáng, kích cơ , hương thơm… Theo ý nghĩa đó, khác biệt tự nó đã có giá trị.

          Người nam và người nữ có những đặc tính khác nhau. Phái nam gọi là phái mạnh, phái nữ gọi là phái yếu (dĩ nhiên có người khỏe như voi !). Phái nam có những cấu tạo sinh lý khác với phái nữ, ví dụ : nam tu nữ nhũ… nhìn vào mặt thi biết ngay là nam hay nữ.

 

          Về phương diện tâm lý thì cũng rất khác nhau, trong lớp giáo lý hôn nhân chúng ta đã đề cập đến 5 định luật tâm lý như định luật ưu tiên, định luật phân cách… Ở đây ta đặc biệt nói về sự kết hợp tinh thần nghĩa là về phương diện tâm lý.

 

          2. Khuynh hướng “tôi hóa tha nhân”.

 

          Người ta có khuynh hướng “tôi hóa tha nhân”. Tôi hóa tha nhân là bắt tha nhân phải nên giống như mình. Người ta không thể tôi hóa được người khác. Bắt người khác phải giống mình là hủy diệt tự do và bản tính của người đó, càng bắt họ giống mình bao nhiêu thì sự hiện diện của họ càng mất đi bấy nhiêu. Người ta chỉ có thể tìm đến sự “hòa đồng chứ không thể tìm được sự đồng nhất giữa hai người hay nhiều người, vì mỗi người là một cá vị, có những đặc tính riêng. Hòa đồng đây chính là sự hợp nhất.

 

          3. Hợp nhất trong sự song hành.

 

          Ai đã có dịp đi xe hỏa hay xem xe hỏa sẽ nhận thấy : con tầu lăn bánh trên hai đường ray. Hai đường ray phải cách nhau một khỏang cách đều đặn, nghĩa là hai đường ray phải đi song song với nhau (= song hành), nếu hai đường ray chập vào nhau thì xe sẽ bị lật, hoặc hai đường ray lìa xa nhau thì xe cũng bị đổ. Vậy điều kiện để xe có thể đi được là hai đường ray cứ phải đi song song.

 

          Cũng thế, vợ chồng là hai thực thể khác nhau, không thể đồng hóa nhau mà chỉ có thể hòa đồng hay hòa hợp. Khổng Tử nói :”Hòa nhi bất  đồng”, nghĩa là chồng vẫn là chồng, vợ vẫn là vợ mà chỉ có thể dung hòa ý kiến để tiến tới một sự hòa hợp như một ly nước chanh đường.

 

          Thi sĩ Tản Đã Nguyễn khắc Hiếu khi nhìn vào bức ảnh chụp của mình đã nói một câu rất triết lý :

                                      Mình với ta tuy hai mà một,

                                      Ta với mình tuy một mà hai.

 

          Người Việt chúng ta hay dùng chữ MÌNH.. Chữ “mình” ở đây chỉ về ta hay chỉ về người khác ? Có thể chỉ cả hai, tùy theo trường hợp. Ví dụ : Chồng nói với vợ : Hôm nay mình hơi khó chịu, mình hãy đi mua cho mình một liều thuốc cảm. Cùng một chữ mình mà có thể hiểu về chồng  mà cũng có thể chỉ về vợ. Cả hai người cùng hợp nhất trong một chữ “mình”.

 

                                      Truyện : chung chân chung tay.

          Chuyện kể : có một cặp vợ chồng tàn tật kia, họ có thể đi bằng đôi chân chung với nhau như bình thường. Anh chồng tên là Randy, mất chân phải trong một tai nạn xe hơi. Chị vợ, Susan Foster, phải cắt chân trái vì ung thư xương. Cả hai cùng đồng lòng áp dụng phương pháp rất độc đáo : “Phương pháp dây thừng”. Họ dùng thừng buộc chặêt thân mình lại với nhau, chồng sử dụng chân trái, vợ sử dụng chân phải, sau ba tháng kiên nhẫn tập luyện, họ đã đi được như người bình thường. Đồng thời, họ còn có thể làm việc bên nhau trong một dây chuyền lắp ráp xe hơi ở nước Anh.

 

III. DUNG HÒA THẾ NÀO ?

 

          1. Nhẫn nhục chịu đựng.

 

          Trong cuộc sống gia đình không ai có thể kiếm được người bạn đường hòan tòan giống như mình, vì bá nhân bá tính, không ai giống ai, như người ta nói :

 

                                      Sống mỗi người một nết,

                                      Chết mỗi người một tật,

                                      Bệnh mỗi người một chứng,

                                      Thuốc mỗi người một thang.

 

          Trong bài thánh thư hôm nay, thánh Phaolô khuyên tín hữu Eâphêsô là vợ hãy phục tùng chồng. Phục tùng chồng là phải kiên nhẫn chịu đựng, nhưng đáp lại, chồng cũng phải thương yêu vợ như Đức Giêsu thương yêu Hội thánh của Người (x. Ep 5,21-33).

 

          2. Biết nhận lỗi mình.

 

          Người ta thường nói :”Nhân vô thập tòan”, đến bậc thánh nhân cũng còn nhiều điều sai lỗi, ai dám nói là mình hòan hảo ? Thánh Gioan tông đồ nói :Ai bảo rằêng mình không có tội thì sự thật không có trong người ấy”.

 

-Trong những sai lỗi trong ngày, vợ chồng thường không ai chịu nhận lỗi về mình, người  nào cũng đưa mọi lý lẽ ra mà bênh vực cho lập trường của mình, không ai chịu ai, nên người ta mới nói :

                             Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay (tục ngữ)

          - Có người chỉ nhận một nửa tội lỗi về mình hay ít hơn, nên đã nói :

                             Lỗi tại tôi, lôi thôi tại bà.

          - Một số người khác thì sẽ dùng kế họach dung hòa, họ sẽ nói :

                             Tại anh tại ả

                             Tại cả hai bên

                             Hai bên cùng tại.

 

                                      Truyện vui : ăn vụng xôi.

          Hai vợ chồng có tính hay ăn vụng. Một hôm vợ nấu một chõ xôi cho việc cúng giỗ. Khi chõ xôi gần chín, hơi bốc lên nghi ngút, mùi thơm của xôi hấp dẫn. Nhìn chung quanh không thấy có ai, cô vợ mở vung bốc một nắm xôi nóng hổi, đứng nấp vào đàng sau cánh cửa mà ăn.

          Ông chồng trên nhà xuống, thấy mùi xôi hấp dẫn quá, nhìn chung quanh không thấy ai, bèn mở vung bốc một năm xôi và cũng đứng nấp sau cánh cửa mà ăn. Nhưng khi vừa mở cánh cửa ra, gặp ngay bà vợ cũng đang ăn vụng xôi, liền nói :

          - Uûa, mẹ mày cũng ăn vụng à ?

          Thế là hai vợ chồng chỉ biết nhìn nhau cười với một cái nhìn thông cảm và hiểu biết.

 

          Thiên Chúa muốn kết hợp vợ chồng nên một. Chữ “nên một” đây có ý nói đến sự hòa đồng giữa vợ chồng. Muốn có sự hòa hợp ấy cần phải có sự từ bỏ ý riêng. Từ bỏ ý riêng mình là một hy sinh lớn nhưng nó đưa đến hiệu quả tốt đẹp như người ta nói :

                                      Một sự nhịn, chín sự lành.

 

          Muốn cho đời vợ chồng được trên thuận dưới hòa, trong ấm ngòai êm, thiết tưởng không gì bằng thực hiện Lời Chúa Giêsu đã dạy :”Các con hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).

 

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát

Đà lạt